; ;

VIỆN PHÁT TRIỂN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ÁNH SÁNG (LIGHT)

Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng –LIGHT (Viện LIGHT), là một tổ chức phi lợi nhuận được thành năm 2003 các lĩnh vực hoạt động chính (i) nghiên cứu các vấn đề về cộng đồng, môi trường và sức khỏe con người, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống; (ii) Dịch vụ khoa học và công nghệ: tư vấn, đào tạo nâng cao năng lực cho tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực phát triển và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; (iii) Hỗ trợ, triển khai các dự án, các mô hình can thiệp tại cộng đồng. Viện Light có trụ sở chính tại Hà Nội, 2 chi nhánh tại Đà nẵng và Quảng Ninh.

Viện LIGHT hướng tới 1 xã hội của sự an toàn- công bằng và hy vọng – một xã hội mà nhóm những người thiệt thòi được tăng quyền để có tiếng nói, có quyền và có cơ hội hưởng một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc; LIGHT cam kết hướng tới những giá trị cao nhất của con người.

4 Chương trình triển khai:

(i) Chương trình sức khỏe cộng đồng: a) Vận động chính sách cho quyền được CSSK như là dịch vụ chất lượng, thân thiện, BHYT…; b) Truyền thông thay đổi hành vi về CSSKSS cho trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên..; c) Cung cấp dịch vụ CSSKSS; điều trị dự phòng trước – sau phơi nhiễm HIV (PrEP&PEP), bệnh LTQĐTD, sàng lọc sớm K cho nữ giới...

(ii) Chương trình Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới: Triền khai các dự án phòng chống bạo lực đối với phụ nữ mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số; phòng chống bạo lực và an toàn cho trẻ em gái tại trường học và nơi công cộng.

(iii) Chương trình an sinh xã hội; các dự án cho người lao động di cư, đặc biệt thanh niên di cư ở các khu đô thị làm nghề phi chính thức; trẻ vị thành niên; các chương trình tiếp cận chính sách BHXH, BHYT cho người lao động di cư.

(iv) Chương trình hỗ trợ sinh kế và phát triển kinh tế bền vững; sinh kế bền vững cho nhóm yếu thế như là phụ nữ nghèo, dân tộc thiểu số, người nhiễm HIV…

5 lĩnh vực hoạt động chính: (i) Nghiên cứu và vận động chính sách; (ii) Nâng cao năng lực, đào tạo; (iii) Truyền thông thay đổi hành vi; (iv) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ; và (v) Các chương trình can thiệp cộng đồng.

6 nhóm đối tác chính: (i) Cơ quan Quốc hội, các bộ ngành; (ii) Các tổ chức xã hội chính trị: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân…(iii) Các trường đại học, trung học phổ thông, trung học cơ sở…; (iv) Các doanh nghiệp trong nước và FDI; (v) Các tổ chức cộng đồng của nhóm lao động di cư, các nhóm tự lực tại cộng đồng của nhóm yếu thế: đồng giới, chuyển giới…; (vi) Các tổ chức và nhà tài trợ Phi chính phủ trong nước, Quốc tế.

Đối tượng hưởng lợi: Trẻ vị thành niên, trẻ em trai/gái dễ bị tổn thương do nghèo, khu vực vùng sâu xa. Dân tộc thiểu số; Người nhiễm HIV, MSM, Trangender wormen, female sex worker, người khuyết tật; Phụ nữ mang thai và cho con bú; Học sinh các trường phổ thông và sinh viên các trường đại học; người lao động di cư khu vực phi chính thức.